Trung tâm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Sở và triển khai hoạt động khuyến nông – khuyến ngư (bao gồm cả nông lâm, ngư, nghiệp, khai thác thủy sản) trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Khuyến nông chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dân về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trung tâm Khuyến nông có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy đinh của Pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Khuyến nông

  1. Thông tin, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức hoạt động Câu lạc bộ nông, ngư dân sản xuât giỏi. Tổ chức và tham gia hội thảo, hội chợ, hội thi, triển lãm, tổng kết kinh nghiệm sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp.
  2. Tập huân đào tạo cán bộ Khuyên nông – Khuyến ngư, xây dựng mạng lưới Khuyến nông – Khuyến ngư cho cơ sở, tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật trang bị cho nông, ngư dân kiến thức cần thiết về những tiến bộ kỹ thuật, chủ trương chính sách trong nông, lâm, ngư nghiệp.
  3. Xây dựng những điểm trình diễn, mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao để hướng dân nông, ngư dân áp dụng, nhân rộng trong sản xuất đại trà.
  4. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các đoàn thể phát động phong trào thi đua sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiêp toàn diện.
  5. Quan hệ hợp tác với các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, các tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nước để thu hút đầu tư vốn, công nghệ, nghiên cứu thực nghiệm khoa học phục vụ cho công tác Khuyến nông-Khuyến ngư đia phương.
  6. Thực hiện đây đủ, có hiệu quả các chương trình, mô hình Khuyến nông – Khuyên ngư do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giao.
  7. Tư vấn và dịch vụ các hoạt động Khuyên nông-Khuyến ngư theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với các quy định của pháp luật.
  8. Tổ chức, theo dõi, quản lý chỉ đạo các hoạt động của Tổ Kinh tế kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn xã, phường, thị trấn.
  9. Thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức làm việc hiên đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác Khuyến nông – Khuyến ngư.
  10. Dịch vụ sản xuất và cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi.
  11. Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KIÊN GIANG

Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

Đơn vị trực thuộc:

  • Phòng Tổ chức – Hành Chính;
  • Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;
  • Phòng Khuyến Nông – Trồng Trọt và Chăn nuôi;
  • Phòng Khuyến Ngư – Nuôi trồng Thuỷ hải sản;
  • Phòng Thông tin, Huấn luyện và Hợp tác;
  • Cửa hàng Tư vấn và Dịch vụ Nông nghiệp;
  • 15 Trạm Khuyến nông tại 15 huyện, thành phố;
  • 04 Trại thực nghiệm, dịch vụ giống thủy sản;
  • Tổ kinh tế kỹ thuật ở 116 xã trong toàn tỉnh;
  • Cán bộ khuyến nông tại 15 xã không thành lập tổ khuyến nông.

Với khẩu hiệu “Gắn kết để thành công” Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang mang sứ mệnh hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới, bằng phương thức đặc thù chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, mô hình trình diễn và thông tin tuyên truyền, đáp ứng 03 mục tiêu cụ thể gồm:

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường

Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.