Hội nghị tham vấn Dự án “Nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu long” tại tỉnh Kiên Giang

Ngày 08 tháng 8 năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang làm việc với Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp về việc tham vấn xây dựng Kế hoạch năm 2025 để hoàn thiện dự thảo văn kiện Dự án “Nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (CRM)” tại tỉnh Kiên Giang.

Tham dự hội nghị tham vấn về phía tỉnh Kiên Giang gồm có đại diện Công an tỉnh; Sở Ngoại vụ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh HTX tỉnh; Vườn Quốc gia U Minh Thượng và các đơn vi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kế hoạch – Tài chính; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản; Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Kiểm Lâm; Chi cục Thủy lợi; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trung tâm Khuyến nông và Ban quản lý rừng Kiên Giang) và đại diện lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện.

Các đại biểu thảo luận nôi dung thực hiện hợp phần 2 của Dự án CRM để thống nhất các nội dung tăng cường quản lý và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh Kiên Giang

Mục tiêu tổng thể của Dự án CRM sẽ thúc đẩy sinh kế trên nông nghiệp phát thải thấp, thích ứng biến đổi khí hậu kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học nhằm hỗ trợ quá trình giảm phát thải, tăng cường sức khỏe hệ sinh thái và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng tưởng xanh được Kiên Giang triển khai đồng bộ tại các huyện, thành phố có sản xuất lúa.

Dự án CRM tổng thể triển khai 03 hợp phần chính tại Kiên Giang gồm: (i) Tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương; (ii) Tăng cường quản lý và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên và (iii) Giảm phát thải khí CH4 thông qua các hoạt động nông nghiệp phát thải thấp và bền vững. Mặt khác, xuyên suốt trong Dự án CRM các hoạt động tăng cường hiệu quả chính sách liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu vá đa dạng sinh học với 100 chính sách được cải tiến, đề xuất, ban hành và triển khai.

Các đại biểu tham vấn nội dung hoạt động của hợp phần 3: Giảm phát khí thải khí nhà kính thông qua các hoạt động nông nghiệp bền vững và phát thải thấp.

Hội nghị tham vấn đã thảo luận đi đến thống nhất hợp phần 3 thực hiện tại Kiên Giang với các chỉ số như sau:

·        Diện tích lúa thực hiện tại các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng và Hòn Đất mỗi huyện 1.500 ha; Huyện An Minh: 1.000 ha và các huyện Giang Thành, Châu Thành, Gò Quao, U Minh Thượng, Vinh Thuận, Kiên Lương và An Biên mỗi huyện 500ha.

·        Số mô hình thí điểm thực hiện: 03 mô hình giảm phát khí thải khí nhà kính.

·        Số lớp tập huấn TOT: 03 lớp (5 ngày: 3 ngày lý thuyết và 2 ngày thực hành)

·        Số lớp tập huấn TOF: 50 lớp ( mỗi lớp 2 ngày – một ngày lý thuyết, 1 ngày tại đồng ruộng).

Dự án CRM đã đưa ra tiến trình thực hiện gồm 05 giai đoạn: (i) Đánh giá và lập kế hoạch; (ii) Huy động nguồn lực và triển khai; (iii) Quản lý và thực hiện; (iv) Đo lường các chỉ số và điều chỉnh và (v) Nhân rộng kết quả và kết thúc Dự án./

Văn Dũng