Hệ thống khuyến nông, đặc biệt là lực lượng khuyến nông cộng đồng đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện, đồng hành cùng nông dân, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực và là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.
Ngày 27/11/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, thì vai trò của tổ Khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) càng được khẳng định là lực lượng quan trọng giúp Kiên Giang thực hiện tốt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Vai trò, nhiệm vụ của tổ Khuyến nông cộng đồng như sau:
Hoạt động truyền thông đề án
a) Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
– Xây dựng chuyên mục truyền thông về Đề án trên các kênh truyền thông của tỉnh (trang web, Bản tin Khuyến nông, truyền hình KG) và trên một số báo, tạp chí chuyên ngành.
– Xây dựng mũ sóng riêng truyền thông về đề án trên Đài truyền Kiên Giang
– Xây dựng các hoạt động truyền thông qua các chương trình, phóng sự, ký sự, toạ đàm, tin, bài… với nhiều góp nhìn khác nhau liên quan tới các hoạt động của Đề án…vv.
b) Truyền thông qua tổ chức các sự kiện
– Tổ chức các hội thảo chuyên đề trong nước và quốc tế.
– Tổ chức các tọa đàm, diễn đàn theo chuyên đề; các talkshow về thành tựu, kết quả của Đề án theo từng năm.
– Tổ chức các Hội thi cánh đồng giảm phát thải nhằm tôn những người nông dân, biểu dương các địa phương thực hiện tốt Đề án…vv.
c) Truyền thông qua phát hành ấn phẩm, biểu tượng
– Xây dựng bộ nhận diện (logo, slogan, biểu tượng, hình ảnh đặc trưng, linh vật…) của Đề án.
– Phát hành tờ rơi, quy trình canh tác lúa giảm phát thải, quy trình thu gom xử lý rơm rạ…
– Xây dựng hệ thống bảng biểu trình diễn tại mô hình…vv.
Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực
a) Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ KNCĐ
– Tổ chức KNCĐ: Hoàn thiện, củng cố về tổ chức (cơ cấu, thành phần phải phù hợp để triển khai Đề án); Hoàn thiện quy chế quản lý, quy chế hoạt động cho các tổ KNCĐ tại các tỉnh tham gia Đề án.
– Đào tạo, tập huấn ToT cho cán bộ KNCĐ để đào tạo lại nông dân phục vụ 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
– Đào tạo KNCĐ để thực hiện nhiệm vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ các-bon.
b) Đào tạo, nâng cao năng lực cho người nông dân
– Tổ chức lại sản xuất theo mục tiêu, yêu cầu của Đề án.
– Quy trình canh tác lúa bền vững giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh
– Quy trình, biện pháp thu gom, xử lý rơm rạ và các hình thức tái sử dụng.
– Ứng phó với biến đổi khí hậu và các kiến thức bảo vệ môi trường.
– Tập huấn kiến thức quản trị, kinh doanh, thị trường, chuyển đổi số..vv.
c) Đào tạo, nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia (cán bộ địa phương, HTX, doanh nghiệp…): theo từng chủ đề liên quan.
Hoạt động xây dựng mô hình:
– Xây dựng các mô hình canh tác lúa bền vững giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh thuộc dự án khuyến nông trung ương.
– Phối hợp với các đối tác (PPP) triển khai xây dựng các mô hình canh tác lúa bền vững.
– Hoạt động đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) và cấp tín chỉ các-bon.
Hoạt động tư vấn, kiểm tra, giám sát, báo cáo.
– Tư vấn hỗ trợ người dân về kỹ thuật, thông tin, thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm, công nghệ, chuyển đổi số …vv trong quá trình triển khai thực hiện.
– Kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động tại các vùng triển khai Đề án để đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất.
– Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và từng giai đoạn.
Xem phóng sự ghi hình của VTV1 trong đó có phát biểu của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam về nhiệm vụ của KNCĐ.
Văn Dũng