Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên nền đất nuôi tôm tại Kiên Giang

Hệ thống canh tác lúa – tôm được khẳng định là bền vững, thích ứng với biến đổi khi hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân so với sản xuất độc canh và được xác định là mô hình đặc trưng quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm, tỉnh Kiên Giang đã và đang khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mô hình canh tác tôm-lúa này.

Lúa – tôm hệ thống canh tác bền vững

Ngày 2/7, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền và Công ty Hồ Quang Trí – Thương hiệu Gạo Ông Cua, tổ chức hội thảo Nâng cao giá trị lúa – tôm, chủ đề Giải pháp tăng năng suất và chất lượng giống lúa ST canh tác trên nền đất nuôi tôm tại Kiên Giang. Hội thảo được tổ chức tại huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận, với sự tham dự của chính quyền địa phương, các hợp tác xã nông nghiệp, nông dân sản xuất lúa – tôm và các doanh nghiệp kinh doanh trong chuỗi giá trị lúa – tôm.

Các đại biểu tham dự hội thảo nâng cao chuổi giá trị tôm-lúa tại huyện An Biên

TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, tỉnh Kiên Giang có đặc thù vừa chịu ảnh hưởng lũ mùa nước nổi từ sông Mê Kông vừa bị nước mặn từ biển xâm nhập. Trước đây, khi tỉnh chủ yếu sản xuất độc canh cây lúa hoặc lúa – cá nước ngọt thì xâm nhập mặn luôn là thách thức lớn cho sản xuất. Tuy nhiên, từ thời điểm năm 2000 trở lại đây, khi chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm, thì nước mặn chính là lợi thế để phát triển nuôi các loại thủy sản nước lợ, luân canh trên ruộng lúa, mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho nhà nông.

Kiên Giang là tỉnh duy nhất quen biển tây, Kiên Giang có vùng biển rộng 63.290 km2 với bờ biển dài hơn 200 km, là một trong 8 tỉnh ven biển của ĐBSCL chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, do đó với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi tôm nước lợ vào mùa khô, đã giúp Kiên Giang trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước có diện tích sản xuất tôm-lúa chiếm gần 50% tổng diện tích lúa− tôm cả nước (102.486 ha/211.900ha). Mô hình nuôi tôm – lúa phát triển mạnh mẽ ở Kiên Giang. Phương thức canh tác tôm lúa tại Kiên Giang, chiếm ưu thế bởi mô hình canh tác 01 vụ tôm sú – 01 lúa truyền thống, thả giống tôm nhiều đợt (2-3 lần/vụ tôm). Từ năm 2012, tôm thẻ chân trắng được một số hộ đưa vào nuôi dưới hình thức 02 vụ tôm thẻ – 01 vụ lúa hoặc 01 vụ tôm sú, 01 vụ tôm thẻ và 01 vụ lúa. Từ 2014, tôm càng xanh được đưa  vào  nuôi xen  canh  trong  vụ  lúa,  góp  phần nâng cao đáng kể hiệu quả của mô hình. Ngoài ra, cua biển cũng được nuôi xen canh với tôm sú, tôm thẻ trong vụ nuôi tôm, với mật độ 0,10-0,12 con/m2. Năng suất tôm sú nuôi bình quân 450 kg/ha/vụ, và 4,0-5,0 tấn/ha/vụ đối với lúa. Với hệ thống tôm-lúa phát triển mạnh mẽ ở Kiên Giang, hiện tại có thể gọi đây là “hệ thống canh tác tôm-lúa”, vì nông dân đã thả thêm nhiều đối tượng thủy sản khác để nuôi kết hợp ở những vùng không canh tác được vụ lúa.

Theo ông Dũng, vào thời điểm năm 2010, toàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 60.000 ha sản xuất theo mô hình lúa – tôm, nhưng đến nay đã tăng lên 102.400 ha, chiêm gần 50% diện tích canh tác theo mô hình này tại các tỉnh ven biển ĐBSCL. Sau hơn 20 năm phát triển, nông dân đã có nhiều cách làm rất sáng tạo, đưa mô hình lúa – tôm từ một cây – một con (trồng lúa và nuôi tôm sú) thành đa cây, đa con. Mô hình lúa – tôm hiện đã trở thành hệ thống canh tác lúa – tôm. Ngoài cây lúa, ở những vùng nhiễm mặn cao nông dân trồng cỏ nước mặn (chủ yếu là cỏ năn tượng) để thay thế, để lấy nguyên liệu phục vụ sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Về con tôm, từ ban đầu chỉ nuôi duy nhất con tôm sú, giờ mở rộng thêm tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cua biển, sò huyết…Tuy nhiên, sản xuất lúa – tôm tại Kiên Giang vẫn chưa bền vững, khi hàng năm vẫn còn khoảng 40.000 ha nông dân không lấp lại vụ lúa. Việc nuôi nuôi thủy sản quanh năm sẽ phá vỡ hệ thống canh tác, làm mất tính ưu việt và bền vững của mô hình. Vì vậy, rất cần có các giải pháp để giúp nông dân có thể trồng lấp vụ lúa trở lại, cải tạo môi trường giúp nuôi tôm hiệu quả. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Kiên Giang tiếp tục quy hoạch, chuyển đổi thêm 20.000 ha đất lúa ven biển phía Nam quốc lộ 80 từ Hòn Đất đến Kiên Lương, nhằm mở rộng diện tích canh tác theo hệ thống canh tác lúa – tôm, giúp nâng cao thu nhập vùng nông thôn.

Được xác định là mô hình đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm địa phương, tỉnh Kiên Giang đã và đang khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mô hình canh tác này. Giai đoạn 2010 – 2020, diện tích tôm – lúa của Kiên Giang tăng bình quân 6,67%/năm, cả giai đoạn tăng 58,46%, từ 64.673 ha lên trên 102.486 ha, và tiếp tục tăng từ 20% và 10% so với kế hoạch đề ra đến năm 2020 và 2030 của tỉnh. Trong thời gian tới, theo chủ trương ngành nông nghiệp tỉnh Tiếp tục chuyển đối diện tích trong lúa kém hiệu quá sang mô hình lúa-tôm; nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm-cua kết hợp, nhất là tăng thêm diện tích, năng suất, sản lượng tôm, cua trong mô hình kết hợp,…; Đặc biệt đẩy phát triển mô hình tôm – lúa ở khu vực phía Nam QL80 từ Rạch Giá, Hòn Đất, đến Ba Hòn – Kiên Lương. 

Sản xuất sớm để tránh El Nino

Theo dự báo, hiện tượng El Nino sẽ quay trở lại từ khoảng tháng 6 năm nay và kéo dài tới mùa khô năm 2023-2024. Khô hạn và nhiễm mặn sẽ gia tăng, đây là thách thức lớn đối với sản xuất lúa theo mô hình lúa – tôm, do nguy cơ thiếu nước ngọt vào cuối vụ. Vì vậy, cần bố trí mùa vụ hợp lý, xuống giống sớm hơn so với mọi năm và sử dụng giống lúa có khả năng chống chịu mặn để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Ông Lê Văn Khanh (ngồi bìa phải), Trưởng phòng Phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết, nông dân trong huyện đã chuyển dịch sản xuất theo mô hình lúa – tôm trên 20 năm, từ 2001 đến nay. Huyện đã tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất từ giai đoạn ban đầu, đến nay, mô hình lúa – tôm người dân đã sản xuất ổn định, mang lại nguồn thu nhập khá. Hiện toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 47.000 ha, trong đó sản xuất theo mô hình lúa – tôm là 39.000 ha, diện tích canh tác lấp lại vụ lúa trên 25.000 ha. Những năm qua, sản xuất lúa có hiệu quả giúp cho mô hình lúa -tôm ngày càng phát huy hiệu quả, bền vững. Trong nuôi thuỷ sản đã nâng dần hình thức nuôi lên “tôm – lúa có cải tiến”, kết hợp nuôi tôm càng xanh hoặc cua biển… Về sản xuất lúa, riêng Vụ mùa 2022-2023 đã gieo cấy và thu hoạch với diện tích là 25.579 ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha, với sản lượng là 130.370 tấn, Trong đó, các giống ST5, ST 24, ST25 chiếm 30%, còn là giống lúa mùa và một số giống lúa cao sản khác. Đặc biệt là thực hiện chuỗi giá trị lúa – tôm, đã có nhiều doanh nghiệp ký kết với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện đầu tư sản xuất lúa đạt chứng nhận hữu cơ gần 1.000 ha và liên kết tiêu thụ lúa sản xuất trên nền đất nuôi tôm được hơn 2.000 ha. Các Hợp tác xã trên địa bàn cũng đã liên kết ký hợp đồng tiêu thụ lúa với các Công ty Đại Dương Xanh, Công ty Hồ Quang Trí, Tập Đoàn Tân Long với các giống lúa ST5, ST 25, ST24 đem lại lợi nhuận khá cho bà con nông dân.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (Trường Đại học Cần Thơ)  khoảng định, trong hệ thống canh tác lúa – tôm, cây lúa đóng vai trò rất quan trọng, giúp làm sạch môi trường và cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Vào mùa khôn chúng ta phải rước nước mặn vào nội đồng, để tại ra môi trường nước lợ để nuôi tôm. Khi mưa xuống, thì lại phải đuổi mặn đi để tạo ra môi trường ngọt hóa trồng lúa.

Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (đứng giữa), đối với con tôm, chỉ cần có môi trường nước lợ là nuôi được, ngoài nuôi trên ruộng thì có thể nuôi trong ao, hồ bằng bạt cao su. Tuy nhiên, cây lúa ngoài môi trường nước ngọt thì cần có môi trường đất không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn… Vì vậy, khâu rửa mặn cho đất rất quan trọng để có thể trồng lại vụ lúa hiệu quả. Trong quá trình canh tác không để đất bị khô nứt, dẫn đến nước mặn thấm sâu xuống đất. Cần cày xới lớp đất mặt để rửa phèn mặn và làm rãnh  tạo điều kiện để chúng theo dòng nước tiêu thoát đi. Bón phấn có bổ sung thêm Canxi để đuổi mặn ra khỏi đất…

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, TS.Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông đã công bố quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật mới theo quyết định số 102/QĐ-TT-VPPN ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT với tiến bộ kỹ thuật mới ” Quy trình canh tác lúa tổng hợp thích ứng BĐKH tại ĐBSCL” do nhóm tác giả Phạm Anh Cường, Phan Văn Tâm, Hồ Thế Huy, Trương Minh Tường và Hội đồng Khoa học Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Trong thời gian tới, tại Kiên Giang, Trung tâm Khuyến nông và các nhà khoa học cố vấn công ty sẽ tập huấn chuyển giao cho hơn 3.000 nông dân canh tác lúa trên địa bàn tỉnh, nhằm thông tin quy trình canh tác để nông dân áp dụng, tiết giảm chi phí và gia tăng hiệu quả kinh tế.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và Cty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới tại huyện Gò Quao

Kỹ sư Hồ Quang Cua, Cha đẻ của các giống lúa ST nên thực tế đáng buồn hiện nay là tình làm giả giống lúa ST đang xảy ra rất nhiều, như tại huyện An Biên, Kiên Giang vụ lúa – tôm vừa qua lên đến 60-70%. Thiếu giống ST phục ụ sản xuất là do diện tích sản xuất tăng, trong khi gạo ST 25 đạt giải gạo ngon nhất thế thới, tình trạng “ăn cắp bản quyền” xảy ra khắp nơi, từ Mỹ, Úc và cả tại Việt Nam, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian để bạo vệ. Các giống lúa ST hút hàng thì tình trạng làm giả xảy ra càng nhiều, không chỉ là lúa giống đóng bao trắng mà còn nhái luôn cả bao bì, nông bị lừa và bị thiệt hại do giống lúa kém chất lượng.

Anh hùng lao động, KS Hồ Quang Cua, cha đẻ giống lúa ST24, ST25 đã giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật canh tác nhóm lúa ST cho bà con tham gia hội thảo

Hệ thống canh tác lúa – tôm là môi trường rất lý tưởng để sản xuất lúa hữu cơ do ít bị ô nhiễm bưởi các chất hóa học. Luân canh lúa – tôm, nên thời gian cách ly, ngắt vụ rất dài, cắt đứt nguồn lây bệnh từ vụ trước sang vụ sau. Sau vụ nuôi tôm, các chất hữu cơ còn tồn dư trong đất là nguồn dinh dưỡng giúp cây lúa phát triển, giảm chi phí phân bón. Ngược lại, cây lúa sẽ làm sạch môi trường để nuôi tôm và chính rơm, rạ được phân hủy sẽ tạo ra môi trường cho nhiều loài sinh vật phát triển, tạo thức ăn cho tôm nuôi quảng canh.

Mô hình tôm-lúa được xem là mô hình điển hình của nông nghiệp tuần hoàn, rơm rạ vụ lúa sẽ được xử lý, tái tạo thành vật chất hữu cơ, tạo thức ăn tự nhiên (phiêu sinh động vật, trùn chỉ, ốc gạo, …) cho tôm và kết thúc vụ tôm, bã bùn từ ao nuôi tôm sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp trở lại cho cây lúa, mô hình nông nghiệp tuần hoàn khép kín vòng dinh dưỡng, tái tạo đất và giảm thiểu tác động đến môi trường, thực hiện tốt kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải, giảm bớt nhu cầu về tài nguyên và tác động đến sinh thái của ngành nông nghiệp. Hiện tại ngành nông nghiệp Kiên Giang đã xây dựng thành công mô hình sản xuất tôm-lúa đạt chuẩn hằng năm trên 2.000 ha cho cả 2 đối tượng tôm và lúa bao gồm các tiêu chuẩn như: (vietGAP, GlobalGAP, Hữu cơ, Chứng nhận ASC và BAP).

“Thời gian tới, tỉnh Kiên Giang tập trung tổ chức lại sản xuất. Đầu tư phát triển nuôi tôm theo hướng hữu cơ, tôm sinh thái. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa hoặc kỹ thuật vào sản xuất. Đầu tư cơ sở hạ tầng để mở rộng thêm diện tích canh tác lúa – tôm, nâng cao thu nhập cho nhà nông”, TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc  Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang nói về giải pháp phát triển bền vững và nâng cao giá trị lúa – tôm của tỉnh.

Đ.T.Chánh – Văn Dũng