Nghiên cứu định hướng và xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang

Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang chọn đề tài “Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang chọn đề tài “Nghiên cứu định hướng và xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang” là điểm sáng trong nghiên cứu Khoa học và Công nghệ đó là phát biểu của Ông Huỳnh Vĩnh Lạc, Giám đốc sở KH&CN Kiên Giang.

Ngày 10 tháng 4 năm 2023, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang tiến hành họp hội đồng tư vấn tuyển chọn giao trực tiếp đề tài “Nghiên cứu định hướng và xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang”. Tại cuộc họp, Chủ tịch hội đồng, Giám Đốc Sở Ông Huỳnh Vĩnh Lạc đã điều hành cuộc họp.

Theo đó, đề tài “Nghiên cứu định hướng và xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang” được nhận xét đánh giá của phản biện 01, 2 và các thành viên hội đồng, với 04 mục tiêu chủ yếu gồm:

– Khảo sát, đánh giá các nguồn lực địa phương phục vụ phát triển du lịch sinh thái vườn và đề xuất định hướng xây dựng mô hình du lịch vườn sinh thái tỉnh Kiên Giang.

– Hoàn thiện cơ sở khoa học đề xuất định hướng xây dựng mô hình du lịch vườn sinh thái ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang.

– Thí điểm triển khai xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang.

– Tuyên truyền, phổ biến kết quả cho người dân để nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.

Tiến sỹ: Nguyễn Hữu Thọ, Trường Đại học Kiên Giang, chủ nhiệm đề tài thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày thuyết minh đề cương trước hội đồng tuyển chọn. Theo Tiến sỹ, đây là đề tài có tác động  xã hội rất cao và nhóm nghiên cứu rất tâm huyết thực hiện vì đề tài sau khi nghiên cứu sẽ là nền tảng quan trọng giúp cho các cấp chính quyền Kiên Giang nhìn nhận những giá trị của hệ thống sông Cái Lớn, Cái Bé mang lại đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương và thấy được những tài nguyên du lịch quý giá mà hệ thống sông đã mang lại, sẽ thúc đẩy kinh tế du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Kiên Giang và góp phần quan trọng trong điều chỉnh nhận thức của người dân ven lưu vực sông và sẽ chuyển từ những hoạt động kinh tế thông thường sang hình thức hoạt động kinh tế du lịch là chủ đạo. Qua đây sẽ tác động mạnh đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, các ngành nghề kinh doanh tại lưu vực sông này.

Tác giả đã cập nhật tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước với 20 nghiên cứu điển hình về các vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái và cho thấy rằng du lịch sinh thái miệt vườn là một trong các loại hình du lịch đặc trưng và có thế mạnh, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài có 03 nội dung nghiên cứu bao gồm:

Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá các nguồn lực địa phương phục vụ phát triển du lịch sinh thái vườn và đề xuất định hướng xây dựng mô hình du lịch vườn sinh thái tỉnh Kiên Giang, nội dung này có 03 công việc chính gồm: (i) Tiến hành điền dã các địa phương ven lưu vực sông Cái Lớn, Cái Bé; tổng hợp vườn cây ăn trái, sinh cảnh ven lưu vực sông, nghề truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa….và khảo sát hệ thống giao thông, nhà dân có thể làm cơ sở lưu trú theo hình thức homestay; (ii) Tiếp xúc và tiến hành khảo sát các hộ gia đình, chính quyền địa phương (xã, huyện, tỉnh), các chuyên gia về khả năng tham gia xây dựng mô hình du lịch sinh thái ven lưu vực sông. Thăm dò ý kiến du khách về khả năng thu hút du khách đối mô hình du lịch trên hệ thống sông Cái Lớn, Cái Bé của Kiên Giang và (iii) Đánh giá thực trạng và tiềm năng du lịch ven lưu vực hệ thống Sông Cái Lớn, Cái Bé.

Nội dung 2: Hoàn thiện cơ sở khoa học về xây dựng mô hình du lịch vườn sinh thái ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang và có 05 Công việc gồm: (i) Làm rõ các khái niệm xây dựng, mô hình, mô hình du lịch sinh thái vườn, xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn; (ii) Phân tích các điều kiện phát triển du lịch sinh thái trên lưu vực sông Cái Lớn, Cái Bé; (iii) Phân tích các yếu tố tác động đến việc thu hút du khách và khả năng phát triển mô hình du lịch sinh thái trên lưu vực sông Cái Lớn, Cái Bé; (iv) Những vấn đề lý luận sự cần thiết cần phải xây dựng mô hình du lịch sinh thái trên lưu vực Sông Cái Lớn, Cái Bé và (v) Kiến nghị về mặt lý luận về mô hình du lịch sinh thái trên lưu vực sông Cái Lớn, Cái Bé.

Đ/c Huỳnh Vĩnh Lạc, Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biệu chỉ đạo tại buổi họp

Nội dung 3Thí điểm triển khai xây dựng mô hình du lịch sinh thái vườn ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang và tuyên truyền, phổ biến nhân rộng mô hình, đây là nội dung quan trọng và có 07 công việc chính gồm: (i) Lựa chọn địa điểm, hộ dân tham gia xây dựng mô hình du lịch sinh thái trên lưu vực sông Cái Lớn, Cái Bé; (ii) Tập huấn cho các hộ gia đình về điều kiện làm du lịch kiểu hộ gia đình; (iii) Thâm nhập từng hộ gia đình nhằm hướng dẫn các hộ dân chuẩn bị các điều kiện (cơ sở vật chất, cung cách phục vụ…) đón khách du lịch đến tham quan; (iv) Khởi công xây dựng các bến đò đón khách; (v) Triển khai công tác quảng quá thương hiệu du lịch sinh thái vườn ven sông Cái lớn, Cái Bé tỉnh Kiên Giang trên kênh Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Kiên Giang và các trang công cụ của mạng xã hội (zalo, facebook, tiktok, youtube) để đông đảo du khách; (vi) Phối hợp các công ty lữ hành tổ chức các đoàn chuyên gia, du khách, các doanh nghiệp lữ hành, sinh viên ….ngành Du lịch, Việt Nam học, Văn hóa học, Quản trị nhà hàng, khách sạn… ở các Trường Đại học khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh về tham quan mô hình và (vii) Tổ chức 3 lớp tập huấn chuyển giao kết quả nghiên cứu ra dân để nhân rộng mô hình.

Bản demo tờ bướm hướng dẫn du lịch sinh thái của đề tài do nhóm nghiên cứu trình bày

Nhóm nghiên cứu đề tài đã được hội đồng góp ý, đánh giá nhận xét và đạt điểm trung bình 78 điểm, và chủ tịch hội đồng đánh giá đây là đề tài mà đơn vị quản lý chọn là điểm sáng trong nghiên cứu vì đây là cơ sở khoa học quan trọng trong hoạch định các chính sách, đề ra các chiến lược phát triển du lịch vườn sinh thái ven lưu vực sông Cái Lớn và cái Bé của tỉnh Kiên Giang./.

Văn Dũng