Giang Thành: Quản lý ao nuôi tôm trong mùa nắng nóng kéo dài và tình hình xăm nhập mặn tăng cao tại địa phương

Nhằm đạt được các tiêu chí kế hoạch vụ nuôi trồng thủy sản năm 2024 đề ra. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giang Thành, phối họp cùng Chi cục Nuôi trồng Thủy Sản (NTTS) và Chi cục Thú Y tỉnh có cuộc khảo sát, gặp gỡ các doanh nghiệp nuôi tôm, các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Giang Thành.

Tại buổi làm việc, cấp tỉnh có Ông Nguyễn Sĩ Minh – Chi cục phó Chi cục NTTS tỉnh, Ông Nguyễn Đình Xuyên – Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh, cấp huyện có Ông Lê Hoàng Quốc – Phó phòng NN và PTNT huyện, ông Lê Trung Kiên – P.Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ cùng cán bộ tổ Kinh Tế Kỹ Thuật xã Phú Mỹ. Nội dung làm việc chính là trao đổi thông tin và chia sẻ khó khăn đến người nuôi, đồng thời định hướng tháo gỡ khó khăn vướng mắc mà nghề nuôi gặp phải do thời tiết nắng nóng, hạn mặn xâm nhập mạnh trong năm nay.

Kế hoạch năm 2024 của huyện Giang Thành tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện 3.580ha, sản lượng 7.980 tấn. Trong đó tôm công nghiệp 350ha sản lượng 5,800 tấn, tôm quảng canh và quảng canh cải tiến 2.980ha sản lượng 1.400 tấn cá nước ngọt, nước lợ 250 ha, sản lượng 46 tấn, cua sản lượng 230 tấn, sản lượng khai thác nội địa 200 tấn.

Cán bộ tổ KTKT đang tiến hành đo độ mặn.

Với tình hình thời tiết khắc nghiệt như hiện nay như nắng nóng kéo dài, về đêm lạnh, xâm nhập mặn tăng cao, nước trên các tuyến sông thấp. Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản có thể xảy ra trên diện rộng. Với tình hình đó cho thấy ngành NTTS của địa phương gặp hết sức khó khăn.

Tình trạng khó khăn như hiện nay đòi hỏi các ngành chuyên môn, các hộ dân các doanh nghiệp nuôi tôm cần có giải pháp cụ thể để thực hiện vụ nuôi đạt hiệu quả và năng suất như kế hoạch đề ra.

Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân, ao nuôi phải được cải tạo tốt, sát trùng trước khi thả nuôi, tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật nuôi, chọn con giống tốt đạt chất lượng thả nuôi. Quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi như (pH, Độ kiềm, độ trong, oxy…), để điều chỉnh kịp thời luôn giữ mức độ hợp lý cho tôm phát triển tốt, định kỳ xử lý, bổ xung các Vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi, ao nuôi phải có ao lắng chứa nước và xử lý nước trước khi đưa vào ao tôm nuôi. Trong thời điểm nước mặn 28 – 30‰ như hiện nay, nắng nóng do nhiệt độ tăng cao nông dân nên giữ mức nước nuôi hợp lý từ 1,2 – 1,5m, tránh mực nước quá thấp làm cho biến đổi môi trường đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏa tôm nuôi.

Khi phát hiện bệnh phải xử lý triệt để mầm bệnh, không được xả thải ra sông khi chưa xử lý, báo các ngành chuyên môn gần nhất, để kịp thời hướng dẫn xử lý bệnh tránh nguồn bệnh lây lan nơi khác trên diện rộng. Báo trạm thú y lấy mẫu xát nghiệm bệnh khi có yêu cầu. Ngoài ra người nuôi cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và kết quả quan trắc môi trường khu vực nuôi. Theo dõi tình hình dịch bệnh, xử lý tốt khi có dịch bênh xảy ra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trị bênh trên tôm, tuân thủ lịch thời vụ để vụ nuôi đạt kết quả tốt như kế hoạch đề ra trong năm 2024.

Nguyễn Thị Tố Kim – Tổ Kinh tế kỹ thuật xã Phú Mỹ