Hòn Đất: Một số biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm

Trước tình hình mưa bão xảy ra liên tục, độ ẩm không khí thấp là cơ hội cho Virus cúm H5N1 phát triển và lây lan.

Bệnh cúm gia cầm có thể độc lực rất cao do virus cúm A H5N1 gây ra, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan rất nhanh, với tỷ lệ chết cao trong vòng 24-48 giờ đàn gia cầm mắc bệnh có thể chết đến 100% gây thiệt hại đến kinh tế của người chăn nuôi và có thể lây bệnh sang người có nguy cơ làm tử vong.

Các loài gia cầm dễ mắc bệnh như: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, bồ câu và các loài chim hoang dã đều mắc bệnh.

Để nhận biết qua các triệu chứng và bệnh tích của gia cầm mắc bệnh: Có các triệu chứng như: Sốt cao, chảy nước mắt, nước dãi, ho, khó thở, phù đầu và mặt, mắt đỏ, màu tích sưng to, da tím tái, khớp gối sưng to và xuất huyết da chân, gây tiêu chảy phân xanh. Mổ khám gia cầm mắc bệnh thấy không đông máu, xoang bụng tích nước, xuất huyết các cơ quan nội tạng. Đặc ở dạ dày tuyến, ruột, xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch nhầy.

Mô hình nuôi gà của hộ dân.

Biện pháp phòng bệnh:

– Chỉ mua gia cầm ở những cơ sở có uy tín, chất lượng đàn gia cầm đã được tiêm phòng cúm H5N1 và còn thời gian miễn dịch và chọn những con khỏe mạnh nhanh nhẹn…

– Chuồng nuôi phải đảm bảo cao ráo và thông thoáng. Đặc biệt vào ban đêm phải che kín giữ ấm cho đàn gia cầm, nơi chăn thả phải có hàng rào bao quanh không để các vật nuôi khác vào khu vực chăn nuôi.

– Hằng ngày phải được quét dọn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, thu gom phân và các chất thải để xử lý.

– Phải có hố sát trùng trước khu vực chăn nuôi, không cho người ngoài vào khu vực chăn nuôi, ngăn chặn không cho các loài gia súc, gia cầm khác tiếp xúc với vật nuôi.

– Biện pháp tốt nhất và có hiệu quả nhất là phải tiêm phòng vaccine H5N1 đầy đủ và đúng quy trình kỹ thuật.

Biện pháp phòng chống dịch:

– Không cho gia cầm từ nơi khác đến địa phương, khi đang trong tình hình xảy ra dịch

– Khi gia cầm có biểu hiện mắc bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Thú y nơi gần nhất, để theo dõi và chẩn đoán bệnh.

– Không được bán chạy, không ăn thịt gia cầm mắc bệnh, không vứt xác gia cầm chết xuống sông hoặc kênh rạch…

– Khi xảy ra dịch phải quanh vùng bao vây ổ dịch tiêu hủy toàn bộ gia cầm chết và mắc bệnh. Bằng cách chôn sâu hoặc đốt, trước khi lấp đất và sau khi lấp đất đều phải rải vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng để không phát tán và làm lây lan dịch bệnh.

– Vệ sinh tiêu độc ổ dịch bằng cách quét dọn, thu gom các chất thải, phân và các chất độn chuồng, rửa sạch chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi, phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi liên tục 2-3 lần trong tuần. Nước rửa chuồng và các dụng cụ chăn nuôi phải thu gom xử lý vôi hoặc thuốc sát trùng trước khi thải ra môi trường.

Bài và ảnh: Nguyễn Văn Thịnh

Biên tập: Lê Giang