Nghề nuôi tôm công nghiệp hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng cũng đầy rủi ro. Những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Kiên Lương đối mặt với nhiều khó khăn vì tình hình dịch covid phức tạp, giá tôm luôn xuống thấp nhiều hộ nuôi tôm trong huyện không còn mặn mà với nghề này.
Huyện Kiên Lương là một huyện diện tích nuôi tôm nước lợ chủ yếu là nuôi tôm công nghiệp chiếm đa số hơn các huyện khác trong tỉnh. Theo thống kê của phòng kinh tế huyện kiên Lương năm 2023 diện tích thả tôm nước lợ của huyện đạt 8.050 ha trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp 2.750 ha; tôm QCCT và tôm lúa 5.300 ha.
Trong thời gian qua, mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Kiên Lương phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao nhiều quy trình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được người dân áp dụng như mô hình nuôi tôm hai giai đoạn, ba giai đoạn ít thay nước hoặc tuần hoàn nước có biện pháp xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường và còn sử dụng chíp điện tử để theo dỏi và kiểm soát môi trường trong ao nuôi. Sử dụng máy cho ăn tự động, áp dụng công nghệ Biofloc, công nghệ sinh học tuần hoàn, trong các mô hình nuôi đạt năng suất cao, chất lượng và sản phẩm đạt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mật độ nuôi đạt từ 250-300 con/m2, nhiều hộ cho năng suất cao tới 40-50 tấn/ha. Năng suất bình quân tôm công trong huyện dao động 10-15 tấn /ha. Mô hình nuôi tôm công nghiệp đã giúp nhiều hộ nông dân từ nghèo khó trở nên khá giả nhờ đạt vài vụ nuôi tôm. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế mô hình này vẩn còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro và thách thức khác.
Ông Phạm Trọng Khánh, hộ nuôi tôm ấp ba núi xã Bình An huyện Kiên Lương cho biết “một trong những bất cập hiện nay là quy hoạch vùng nuôi chưa phù hợp, cơ sở hạ tầng thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn vùng nuôi không có kênh cấp, kênh thoát nước riêng biệt. Khi một số hộ xảy ra dịch bệnh dễ làm lây lan dịch bệnh, chi phí cho một ao nuôi tôm công nghiệp hàng trăm triệu đồng nếu xảy ra dịch bệnh làm gây thiệt hại về kinh tế rất lớn”.
Ông Nguyễn Thế Vĩnh, hộ nuôi tôm ấp Tà Săng, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương cho biết thêm “Những năm gần đây nghề nuôi tôm công nghiệp ngày càng gặp khó khăn, ngoài những nguyên nhân khách quan về điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất về con giống kém chất lượng dẩn đến kết quả nuôi tôm không đạt hiệu quả cao”.
Để hạn chế rủi ro, việc đầu tiên huyện cần kiểm soát chặc chẽ về vấn đề tôm giống nhập khẩu các tỉnh khác. Do hiện nay tỉnh ta chỉ chủ động được khoảng 30% lượng con giống cho nhu cầu thả nuôi của người dân trong vùng. con giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quy trình nuôi tôm công nghiệp con giống mà kém chất lượng là nguyên nhân thất bại của vụ nuôi.
Theo sự chỉ đạo của Phòng kinh Tế huyện Kiên Lương phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương có diện tích nuôi tôm công nghiệp nhiều, mở rộng quy mô sản xuất tôm công nghiệp. Phát triển mạnh mô hình nuôi tôm nước lợ theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP…theo tiêu chuẩn yêu cầu thị trường xuất khẩu, sử dụng mã vạch, mã số truy xuất nguồn gốc sản phẩm). Để từng bước xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo tiêu chuẩn của xuất khẩu vào thị trường từ đó mới đưa sản phẩm đạt giá cả mặt hàng tôm nuôi lên cao./.
Trần Viết Vinh – Tổ kinh tế xã Dương Hoà